Đạo Phật là một trong những tín ngưỡng văn hóa lớn ở vùng Châu á đặc biêt là Đông Nam Á. Hằng năm, ở các nước theo đạo Phât, trong đó có Việt Nam thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào rằm tháng tư âm lịchmang ý nghĩa kỉ niệm, tưởng nhớ ngày Đức Phật ra đời. Theo phong tục tập quán của người Việt, trong ngày lễ này các Phật tử làm nhiều nghi thức và nên kiêng kị một số thứ để cầu bình an, tài lộc.
1. Lễ Phật Đản được tổ chức vào ngày nào
Từ năm 1999, ngày rằm tháng tư âm lịch hay còn gọi là lễ Phật Đản đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là một trong những ngày lễ hội tâm linh của thế giới và được thành lập bởi sự kết hợp của Lễ Tam Hợp (Phật Đản, Vu lan, Thành đạo)- hay còn được gọi là Vesak.
Theo tương truyền, thái tử Tất Đạt Đa, thuộc dòng Cồ Đàm, vương tộc Thích ca sinh vào ngày rằm tháng tư Âm lịch tại vườn Lâm Tỳ Ni. Mãi về sau, ngài lấy hiệu là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và đi khắp nơi để làm việc thiện, cứu giúp những người khổ nạn. Chính vì thế, để bày tỏ lòng biết ơn, thờ kính với Đức Phật, hàng năm cứ vào ngày rằm tháng tư, ở các nước theo đạo Phật đều tổ chức ngày lễ Phật Đản.
2. Ý nghĩa và các nghi thức thường làm trong ngày lễ Phật Đản- lich van nien
Ý nghĩa:
Vào ngày lễ, phật tử ở khắp mọi nơi thường vinh danh Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng để bày tỏ lòng thờ kính của mình và cầu bình an, may mắn đến cho gia đình. Ngoài ra, họ còn thực hành ăn chay, làm nhiều việc tốt, từ thiện để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
Nghi thức thường làm trong ngày lễ phật đản
Việt Nam là một trong những nước theo đạo phật, vì thế mà hàng năm, lễ Phật Đản luôn được tổ chức một cách trang trọng. Vào ngày ngày, ở các đình đền, miếu thờ thường tổ chức diễu hành, làm lễ, thả hoa đăng trên sông hoặc tổ chức các buổi giáo thuyết về đạo phật cho dân chúng.
Ngoài ra, trong ngày lễ Phật Đản, mọi người thường kiêng kị việc sát sinh động vật vì thế mà các gia đình thường ăn chay, cúng chay và dọn vệ sinh bàn thờ, nhà cửa sạch sẽ. Các phật tử cũng có thể đến chùa chiền để thắp hương, cầu phật, nghe sư chùa giảng đạo để tự chiêm nghiệm về cuộc sống và bản thân. Mọi người thường mách nhau rằng, nếu trong ngày này làm nhiều việc tốt giúp đỡ người khác thì sẽ được Đức Phật soi sáng, bảo vệ.
Các chùa chiền nơi thờ Đức Phật thì thường dượng lên những lễ đài lớn, trang trí hoa xung quanh. Tuy nhiên, tất cả những việc này đều mang mục đích là thể hiện tấm lòng thờ kính, biết ơn đối với Đạo Phật chứ không hề tốn kém, phung phí.