Nguồn gốc của Chiêm Tinh Học được thể hiện trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư, tại kỷ nhà Trần có viết: "Một ngày Thượng Hoàng Trần Thánh Tông cùng quan gia và bá quan văn võ cùng dự tiệc, bỗng thấy ở phía Đông bắc trên bầu trời có một trận mưa sao, có mấy ngôi rất to rơi xuống vùng biển, rồi hàng ngàn những ngôi sao nhỏ đồng loạt rơi theo, âm thanh chấn động rung chuyển ầm ầm, phải vài khắc sau mới dứt". Thượng Hoàng bấm độn rồi nói: - Không phải việc của nước ta ! Rồi người trở vào tiếp tục dự tiệc cùng bá quan" ...
Năm sau, người Mông Cổ đem quân tiêu diệt nhà Tống, vua tôi nhà Tống bị bao vây truy bức phải nhảy xuống biển tự vẫn, tôi con nhà Tống nhảy xuống biển tự vẫn theo vua Tống nhiều lắm. Vậy là việc mưa sao mà Thượng Hoàng Thánh Tông nhìn thấy đã ứng nghiệm.
Nhà sử học Ngô Sỹ Liên viết về điều này như sau: "Sử thần Ngô Sĩ Liên nói : Trong khoảng trời đất, chỉ có hai khí âm dương mà thôi. Người làm vua đạt đến mức trung hòa thì trời đất định vị, vạn vật sinh sôi, và hai khí cũng được điều hòa. Nếu khí âm thịnh mà phạm bừa vào khí dương, thì trời đất tất xuất hiện tai biến để tỏ cho người làm vua biết.
Cho nên tai biến xuất hiện trước rồi sau đó sẽ có chứng nghiệm ngay. Lúc bấy giờ nào nhật thực, nào mặt trời lay động, nào đất nứt, nào mưa đá, sao sa, đều là khí âm thịnh hơn khí dương cả. Nếu không phải là triệu chứng tôi con mưu hại vua cha thì cũng là điềm di địch xâm lấn Trung Quốc. Phàm người làm vua thận trọng trước sự răn bảo của trời, lo lắng làm hết phận sự của người thì đó là đạo vãn hồi tai biến của trời vậy. Nhà Tống đã không vãn hồi được tai biến của trời, mà nước Việt ta rồi cũng bị giặc Hồ hai lần xâm lấn. May mà vua tôi cùng lo, quân dân chung sức, cuối cùng diệt trừ được giặc Bắc và hoàn thành võ công đại định. Vì thế mới nói: Thận trọng trước sự răn bảo của trời làm hết phận sự của người là cái đạo vãn hồi tai biến của trời vậy."
(Trích dẫn nguyên văn trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư)
1. Giải đáp Chiêm Tinh Học là gì?
Chiêm tinh học hay người phương Đông thì với câu hỏi Chiêm Tinh Học là gì thì đây được gọi là khoa Thiên văn là một môn học dùng để dự đoán vận mệnh tiền đồ của quốc gia, dân tộc, nhân vật anh hùng, lãnh tụ, thiên tai dịch bệnh, thời tiết, và vận mệnh cá nhân dựa trên sự biến động của các vì tinh tú, các chòm sao.
Thời thượng cổ vua Phục Hy gần thì lấy bản thân, vạn vật xung quanh, xa thì lấy vũ trụ tinh tú để làm nên cuốn Kinh Dịch phục vụ cho việc dự đoán và tu thân, trị nước. Con người là một cá nhân nhỏ bé trong vũ trụ, nên chịu tất cả các quy luật biến động của vũ trụ. Vì thế nên chiêm tinh học ra đời nhằm dự đoán vận mệnh của nhiều đối tượng có liên quan tới con người. Chiêm tinh được hợp bởi hai từ "chiêm" nghĩa là chiêm nghiệm, dự đoán, bình xét, phân tích, nghiên cứu, "tinh" nghĩa là các vì tinh tú. Hiểu một cách đơn giản chiêm tinh học là việc quan sát các vì sao, chòm tinh tú để dự đoán thịnh suy, hưng phế, cát hung lành dữ của con người (các sự biến như chiến tranh, thiên tai, thời tiết, còn mất của triều đại đều ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người) Hay nói cách khác thì Chiêm Tinh Học phán tương lai chính là một ứng dụng hữu hiệu của Chiêm Tinh Học.
Khoa Chiêm tinh ra đời từ thời thượng cổ. Khi đó con người sống lệ thuộc vào cuộc sống thiên nhiên nên khát vọng khám phá giới tự nhiên phục vụ cuộc sống trở nên cấp thiết. Trải qua các thời kỳ phát triển Chiêm tinh học phát triển mạnh mẽ vào thời phong kiến. Thời gian gần đây khoa học phát triển mạnh mẽ, có thể dự đoán được nhiều vấn đề của tự nhiên và xã hội, nhưng khoa Chiêm tinh vẫn còn nguyên giá trị
Tất cả các nền văn minh lớn đều ra đời và phát triển Chiêm tinh học. Thời cổ đại chỉ có hai nên văn minh lớn đó là chiêm tinh học Phương Đông và chiêm tinh học Phương Tây.
- Các quốc gia cổ đại phương Đông (gồm có các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Ai Cập...) nền văn minh này còn gọi là nền văn minh nông nghiệp
- Các quốc gia cổ đại phương Tây (gồm các quốc gia, vùng lãnh thổ như Địa Trung Hải, Hy Lạp, La Mã...) nền văn minh của các quốc gia này còn gọi là nên văn minh thương mại biển, thủ công nghiệp...
Ở đây, ta xét ở hai nền chiêm tinh học lớn đại diện cho hai nền văn minh này đó là Trung Quốc (phương Đông), Hy Lạp (phương Tây).
a. Khái quát về Chiêm Tinh Học phương Đông
- Ở Trung Quốc từ sau thời vua Phục Hy, chiêm tinh học ra đời và phát triển không ngừng. Nhiều các bậc cao minh bác nhã, dựa vào việc xem thiên văn mà có thể dự đoán được chính xác các việc có thể xảy ra trong tương lai có ảnh hưởng tới cuộc sống con người. Người ta nhân đó vận dụng trong cuộc sống như làm nông nghiệp, đánh bắt thủy hải sản, phòng ngừa thiên tai, thậm chí các việc chính trị, quân sự cũng sử dụng Chiêm tinh phục vụ rất đắc lực. Sách vở, tài liệu về Thiên văn học lưu truyền rất nhiều, những người học tập và sử dụng nó không kể tầng lớp, giai cấp. Một số gương mặt tiêu biểu cho nên thiên văn học, chiêm tinh học Trung Quốc phải kể đến như: Trương Lương, Hạng Bá, Gia Cát Lượng, Quản Lộ, Trần Đoàn, Dương Quân Tùng... Trong triều đình có chức quan Thái sử chuyên làm công việc quan sát các thiên thể, tinh tú, hiện tượng thiên văn để dự đoán cát hung có thể diễn ra trong tương lai. Kinh đô của nhiều quốc gia được xây dựng các đài quan sát thiên văn. (Giống như Văn Vương nhà Chu cho xây dựng phong đài để nghiên cứu và phục vụ cuộc sống nhân dân).
Với Chiêm Tinh Học thì thiên văn học Trung Quốc chia 360 độ không gian ra thành bốn phương, tám hướng. Dựa vào bốn phương, tám hướng này họ quan sát:
+ Mặt trăng
+ Chòm sao Bắc Đẩu
+Chòm sao Tử vi
+ Nhị thập bát tú (hai mươi tám ngôi sao ở các phương vị khác nhau)
+ Mộc tinh
+ Thổ tinh
+ Sao chổi và nhiều các hiện tượng thiên văn khác
Trong sách Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung có viết về tài dự đoán xuất chúng của Gia Cát Lượng như là: Đoán đúng thời tiết có sương mù bao phủ để lập kế thuyền cỏ mượn tên, đoán đúng việc trời có tuyết rơi để phá quân Khương, đoán chính xác việc trời mưa to khiến quân đối phương không thể hành quân được. Trích dẫn nguyên văn trong tác phẩm để thấy được tài quan sát Thiên văn của ông như sau:
"Tôi xem số Thái Ât, thấy năm nay Cương Tinh đóng ở phương Tây ; xem thiên văn lại thấy Thái Bạch đi vào khu Lạc Thành, tôi e bổn mạng các tướng soái lành ít dữ nhiều. Kính xin chúa công hết sức thận trọng..."
Đây là bức thư mà Gia Cát Lượng gửi từ Kinh Châu cho Lưu Bị khi Lưu Bị mang quân đi chiếm Tây Thục, về sau quân sư Bàng Thống bị mai phục và tử trận ở gò Lạc Phượng ứng với điềm mà Gia Cát Lượng đã xem Thiên văn.
Còn rất nhiều những chi tiết khác nữa, chứng tỏ thiên tài chiêm tinh học của Gia Cát Lượng. Đành rằng trong một tác phẩm văn học tác giả có thể hư cấu nhân vật, thêm bớt tình tiết để tác phẩm thêm phần hấp dẫn nhưng tam quốc là một tác phẩm mang giá trị lịch sử mà các chuyên gia đánh giá là bảy thực ba hư. Hoặc như ta lấy giả thiết, Gia Cát Lượng có thể gặp may trong dự đoán, nhưng có lẽ không ai may mắn mãi trong suốt cuộc đời hoạt động của mình?.
b. Khái quát Chiêm Tinh Học phương Tây
- Ở Hy Lạp. Từ thời cổ đại hoạt động giao thông trên biển của họ diễn ra thường xuyên. Vì thế nên việc quan sát các thiên thể các chòm sao, kết hợp với hướng gió để xác định phương hướng trên đại dương bao la trở nên cần thiết vô cùng, việc làm này có ý nghĩa là giúp cho tàu thuyền của họ có hành trình chuẩn xác, cập bến an toàn. Nguồn gốc về sự xuất hiện của Chiêm Tinh Học thì người Hy Lạp có giải thích rằng họ dùng thần thoại của mình để giải thích sự xuất hiện các chòm sao. Rồi nhân đó họ dùng các chòm sao để xác định các cung Hoàng đạo (chia không gian làm 360, ứng với 12 chòm sao, mỗi chòm sao ở một cung phạm vi 30 độ), thông qua đó, tiến hành các trắc nghiệm và dự đoán vận mệnh của con người. Mười hai cung Hoàng đạo trong Chiêm Tinh Học toàn thư phương Tây đó bao gồm
1 Cung Bạch Dương
2 Cung Kim Ngưu
3 Cung Song Tử
4 Cung Cự Giải
5 Cung Sư Tử
6 Cung Xử Nữ
7 Cung Thiên Bình
8 Cung Thiên Yết
9 Cung Nhân Mã
10 Cung Ma Kết
11 Cung Bảo Bình
12 Cung Song Ngư.
Nếu bạn muốn quan sát các chòm sao, hãy chuẩn bị các dụng cụ như sau: Một chiếc đèn pin, và một miếng nilon, hoặc vải màu đỏ. Chọn các đêm trời trong, mây tạnh, chụp miếng nilon hoặc miếng vải màu đỏ chiếc đèn pin và chiếc vào mắt mình trong vòng 5 phút, sau đó tắt đèn pin đi và quan sát vị trí các chòm sao trên bầu trời. Quãng thời gian chiếc đèn pin + vải đỏ vào mắt, giúp thị giác được điều tiết, mắt sẽ quen với việc nhìn ánh sáng hơn, sau đó tắt đi quan sát các chòm sao, ngôi sao bạn sẽ nhìn thấy rõ hơn. Trong các tài liệu về Chiêm Tinh Học toàn thư có ghi chép rất cụ thể về thời điểm xuất hiện, phương vị và hình dáng cơ bản của các chòm sao
Thời kỳ hiện nay, việc chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo ở phương Tây vẫn còn lưu truyền và phổ biến, không những thế nó còn được du nhập vào Việt Nam và các quốc gia châu Á, tính đúng đắn của 12 cung Hoàng đạo trong Chiêm Tinh Học tương đối cao, nếu chuyên tâm nghiên cứu nhiều người có thể dự đoán rất tốt. Thế nhưng có một điều đáng lưu ý khi bạn nghiên cứu về Chiêm Tinh Học là: Do khoảng cách địa lý từ Hy Lạp cổ đại đến phương Đông thì các chòm sao xuất hiện trên bầu trời sẽ không giống nhau. Muốn sử dụng các chòm sao để dự đoán tính cách, vận mệnh thì bạn phải có thao tác quy đổi thời gian hoặc quan sát trong thực tiễn. Ví dụ tại phương Đông, khu vực Bắc bán cầu thời gian tốt nhất để quan sát chòm sao Sư Tử là tháng 4, tháng 5 dương lịch nhưng tại quê hương của 12 cung Hoàng đạo thì giai đoạn tháng 7, tháng 8 chòm sao này mới xuất hiện???
Việc dự đoán ở nước ta và các quốc qua lân cận về nhân mệnh hiện nay phổ biến là Tử vi đẩu số, Hà lạc bát tự. Khoa Thiên văn - Chiêm tinh thời kỳ cổ để dự đoán các sự biến lớn, nhân vật anh hùng, lãnh tụ và cá nhân đã bị mai một thất truyền. Nguyên nhân thì có nhiều một phần do chiến tranh, binh lửa khiến tài liệu bị thất truyền. Một phần do mức độ phức tạp của môn học, phải là người có đam mê, đầu óc bác học mới có thể lĩnh hội được sự tinh túy của Chiêm Tinh Học và đưa ra những dự đoán chính xác
Vua Phục Hy xưa ở gần xét bản thân, ở ngoài xét vạn vật, vũ trụ, các thiên thể và tinh tú. Nhà sử học Ngô Sỹ Liên cũng nói dựa trên thuyết tam tài Thiên - Địa - Nhân nhất thể đại ý là khi âm dương điều hòa, vũ trụ thuận quy luật thì vạn vật tươi tốt. Khi quy luật này mất cân bằng thường xảy ra những biến cố lớn lao, mà biểu hiện báo hiệu đó là các hiện tượng thời tiết, thiên văn bất thường...
Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông là một vị minh quân văn hay võ giỏi, trong thì kế thừa cơ nghiệp của vua Thái Tông hòa hợp tôn tộc, nước thịnh dân cường, ngoài thì thắng ngoại xâm vẻ vang. Không chỉ có vậy, ông còn là người lịch duyệt, uyên bác học vấn, nhìn tượng sao sa mà đoán Tống triều diệt vong. Điều này càng chứng tỏ thuật Chiêm tinh học không phải là những trò viển vông. Cuốn Sử ký ghi chép những điều đã xảy ra đối với dân tộc, nên tính xác thực của nó rất cao, mà lương tâm của người viết sử cũng không phải hạng tầm thường.
Sau cùng những thông tin trên đã giải đáp chi tiết cho bạn về nguồn gốc Chiêm Tinh Học là gì, ý nghĩa xem bói Chiêm Tinh Học phán tương lai chuẩn xác cùng với sự giống nhau và khác nhau của Chiêm Tinh học phương đông và phương tây. Nếu bạn có thắc mắc về Chiêm Tinh Học thì mời bạn hãy bình luận ở dưới. Chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất.